I. CÁC QUY ĐỊNH AN TOÀN LAO ĐỘNG:
A. Nội quy công trường:
Giờ làm việc:
Toàn bộ công nhân phải có mặt tại công trường ít nhất 05 phút trước giờ làm việc. Trong trường hợp ốm đau phải có đơn xin phép chậm nhất là một ngày sau khi nghỉ. Sau khi nghỉ ốm phải có giấy tờ hợp lệ.
Đối với công nhân thi công thì trong giờ làm việc phải mặc đồng phục của Công ty cấp phát.
Phải có ý thức bảo vệ tài sản của Công ty và các thiết bị được lắp đặt tại công trường. Không tự ý đụng chạm cũng như di chuyển các thiết bị khác không phải là của mình nếu không có sự đồng ý của
Trưởng ban thi công công trình.
Trong giờ làm việc không có mùi rượu bia, không có hành vi vô văn hóa và gây mâu thuẫn với các
đơn vị thi công khác.
Trong quá trình làm việc tại công trình không được tự ý đi qua lại các bộ phận khác
B. An toàn trong lắp đặt:
Cửa hố thang phải được che chắn kín và chắc chắn trong quá trình thi công.
Giếng thang phải được bố trí đủ ánh sáng trong quá trình thi công.
Các thao tác trong quá trình thi công phải được thực hiện đúng về tiêu chuẩn kỹ thuật như hàn điện,
nâng kéo vật nặng (không được làm tắt dễ gây nguy hiểm cho người khác cũng như bản thân mình
và thiết bị).
Tuyệt đối phải mang các thiết bị an toàn, mũ quần áo bảo hộ, dây an toàn...trong quá trình làm việc.
Cáp an toàn phải được thả dọc hố thang và sử dụng trong suốt quá trình thi công.
Tuyệt đối tuân thủ nội quy an toàn tại công trình làm việc.
Trong quá trình thi công, các tổ trưởng phải kiểm tra, thực hiện tốt các yêu cầu về an toàn lao động.
II. TẬP KẾT VẬT TƯ THIẾT BỊ:
- Tất cả các vật tư, thiết bị phải sắp xếp vào kho một các khoa học, gọn gàng, dễ kiểm tra.
III. CÁC CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
Trước tiên cần phải kiểm tra các vấn đề sau:
- Kích thước hố thang.
- Kiểm tra các chướng ngại vật trong hố thang, phòng máy.
- Các vấn đề khác như: lỗ chừa kéo máy, lỗ cho các thiết bị tín hiệu tại các cửa tầng, kích thước cửa
tầng, móc treo pa-lăng, kích thước đấy giếng, chống thấm, phòng máy, điện nguồn.
IV. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT:
1. Chuẩn bị:
1.1 Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị vào đúng vị trí thi công(palan, máy hàn, máy khoan và các dụng cụ phụ khac,...).
- Chuẩn bị các nguồn điện thi công.
- Vị trí điện nguồn.
- Công suất điện nguồn.
1.2 Nối điện máy hàn và dụng cụ khác.
1.3 Thắp sáng hố thang.
1.4 Thả dây cáp an toàn dọc hố thang.
1.5 Đóng dàn thao tác
1.6 Đưa các thiết bị lên phòng máy.
2. Đưa động cơ, tủ điều khiển lên phòng máy
Dùng pa-lăng đưa động cơ, tủ điều khiển, cáp tải lên phòng máy
3. Xác định vị trí và lắp giàn chuẩn
3.1 Lắp giàn chuẩn trên cùng: Giàn chuẩn trên cùng sẽ được đặt ở tầng cao nhất (bên dưới sàn phòng máy).
3.2 Lắp giàn chuẩn bên dưới: Giàn chuẩn bên dưới sẽ được lắp đặt ở pit hố thang.
4. Đặt máy kéo, tủ điều khiển vào vị trí
Định vị máy kéo, tủ điều khiển căn cứ theo bản vẽ thi công.
5. Lắp hai ray dẫn hướng đầu tiên
5.1 Dùng giàn giáo để định vị bracket.
5.2 Lắp đặt hai ray dấn hướng đầu tiên cho Car và CWT
6. Lắp khung cabin và khung đối trọng
6.1 Lắp khung đối trọng.
6.2 Lắp khung cabin
- Lắp khung sàn cabin (có bộ phận phanh an toàn).
- Thanhkhungđứng
- Thang giằng
- Khungtrên
- Làm bảo vệ sàn cabin. 7. Lắp hệ thống phanh an toàn bộ khống chế vận tốc
Lắp hệ thống phanh hãm an toàn dưới khung cabin, bộ khống chế vượt tốc và kiểm tra thử khả năng hoạt động của hệ thống.
8. Lắp cáp tải
Khung đối trọng nằm ở tầng dưới cùng, khung car nằm ở tầng trên cùng và sẽ được đặt ở vị trí cố định
bởi palan cho đến khi hoàn tất việc lắp cáp tải.
9. Lắp ray dẫn hướng
9.1 Tập kết ray dẫn hướng vao khu vực giếng thang.
9.2 Dùng khung sàn cabin đã lắp hệ thống phan an toàn để lắp ray dẫn hướng còn lại.
9.3 Ray dẫn hướng sẽ được lắp từng thang một bằng cách sử dụng pa-lăng điện để kéo chúng vào đúng vị trí.
10. Lắp đặt cửa tầng
10.1 Tất cả các thiết bị cửa tầng sẽ được chuyển đến trước mỗi cửa tầng.
10.2 Sau khi lắp cáp tải, chúng ta sử dụng sàn car để lắp cửa tầng.
10.3 Lắp từng cửa và theo trình tự từ trên cùng xuống đến cửa tầng thấp nhất
11. Lắp đặt hệ thống dây điện
11.1 Lắp dây động lực cho cụm máy kéo
11.2 Lắp dây điều khiển ỏ trên phòng máy
11.3 Dùng khung cabin lắp dây điều khiển ở trong giếng thang và theo trình tự từ trên xuống.
11.4 Lắp các thiết bị tín hiệu tại cửa tầng.
11.5 Lắp cáp động trong giếng thang.
12. Lắp vách cabin, cửa cabin và bảng điều khiển trong cabin
12.1 Sàn cabin đặt tại tầng thấp nhất.
12.3 Vệ sinh sạch sẽ.
12.4 Lắp vách car, nóc car.
12.5 Lắp cửa cabin và hệ thống động cơ cửa.
12.6 Lắp bảng điều khiển trong cabin.
12.7 Đấu nối hệ thống dây dẫn.
13.1 Kiểm tra, hiệu chỉnh
13.1 Vệ sinh từ trên xuống.
13.2 Kiểm tra và hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật.
14. Chạy thử thang
14.1 Sử dụng các thiết bị đo kiểm tra lần cuối trước khi cho thang chạy thử (trường hợp nếu có phát hiện gì dù là nhỏ nhất cũng không được cho thang chạy).
14.2 Nghiêm cấm việc đóng điện chạy thang tùy tiện.
15. Kiểm định thang máy
Trước khi tiến hành bàn giao công trình cho chủ đầu tư để đưa vào sử dụng, thang sẽ được kiểm định và cấp giấy phép sử dụng thang máy. Công việc sẽ được tiến hành bởi Thang tra Nhà nước về An toàn lao động của Bộ LĐTBXH nhằm đảm bảo thang máy được lắp ráp theo đúng tiêu chuẩn về an toàn trong thang máy của Nhà nước Việt Nam.
16. Bàn giao thang máy
Làm vệ sinh, chạy thử và căn chỉnh lại nếu cần thiết. Chuẩn bị hồ sơ hoàn công để chính thức ban giao
cho khách hàng đưa thang máy vào sử dụng.
15. Kiểm định thang máy
Trước khi tiến hành bàn giao công trình cho chủ đầu tư để đưa vào sử dụng, thang sẽ được kiểm định và cấp giấy phép sử dụng thang máy. Công việc sẽ được tiến hành bởi Thang tra Nhà nước về An toàn lao động của Bộ LĐTBXH nhằm đảm bảo thang máy được lắp ráp theo đúng tiêu chuẩn về an toàn trong thang máy của Nhà nước Việt Nam.
16. Bàn giao thang máy
Làm vệ sinh, chạy thử và căn chỉnh lại nếu cần thiết. Chuẩn bị hồ sơ hoàn công để chính thức ban giao cho khách hàng đưa thang máy vào sử dụng