elevator@tdthongnhat.com
Toà nhà Rosana, 60 Nguyễn Đình Chiều, P. Đa Kao, Q. 1, Tp. HCM
Hotline: (+84) 903 232 417
Download profile
bảng báo giá

Có nên làm thang máy kính ở giữa thang bộ

Có nên làm thang máy kính ở giữa thang bộ

Lắp thang máy ở giữa cầu thang bộ thì nên làm loại vách kính hay xây kín bằng tường gạch luôn là nỗi trăn trở của nhiều chủ đầu tư, để có được sự lựa chọn đúng đắn nhất thì cần nắm được yêu nhược điểm của mỗi loại cũng như phong cách thiết kế nội thất của công trình. Với kinh nghiệm nhiều năm, thực hiện hàng nghìn công trình tương tự, Chúng tôi xin được đưa ra những thông tin để giúp Quý khách có thể tự đưa ra quyết định.

Với nhà ở gia đình thường sẽ có hai cách bố trí thang máy là:

  • Thang máy ở giữa thang bộ, thang bộ chạy vòng quanh thang máy
  • Thang bộ đặt bên cạnh thang máy.

Để tiết kiệm diện tích hoặc những nhà cải tạo có sẳn phần giếng trời trong lòng thang bộ đủ rộng thì giải pháp thang bộ "ôm" thang máy luôn là sự lựa chọn hàng đầu.

Đọc thêm: Những lưu ý khi bố trí thang máy giữa thang bộ

Tuy nhiên khi chọn cách này thì sẽ có những hạn chế như:

  • Mất đi khoảng giếng trời thông tầng quý giá, vừa là nơi lấy sáng vừa là trục lưu thông không khí cho ngôi nhà.
  • Điểm trừ về mặt thẩm mỹ do xuất hiện một trục "lù lù" giữa nhà.

Nhược điểm là vậy tuy nhiên, khi đã ở thế bắt buộc phải bố trí thang máy như vậy thì loại thang máy vách kính sẽ được ưu tiên lựa chọn, bởi:

  • Thang máy kính giúp phần không gian trở nên thoáng đạt hơn.
  • Tiết kiệm diện tích: Khi làm thang kính thì phần khung hố thang nên làm khung thép, do đó sẽ tiết kiệm mỗi chiều khoảng 10cm với phương án xây tường 110mm.
  • Tăng thêm giá trị và tiện ích cho ngôi nhà.

thang máy kính ở giữa thang bộ

Thang máy vách kính lắp ở giữa thang bộ ưu điểm như vậy, tuy nhiêm có phải công trình nào cũng nên sử dụng?

Nên sử sử dụng thang máy kính giữa cầu thang bộ khi

  1. Thiết kế nội thất công trình theo kiểu hiện đại: Nếu một ngôi  nhà theo kiểu cổ điển hay tân cổ điển mà chọn phương án này thì rõ ràng không hợp lý.
  2. Với ngôi nhà quá bí, không có nhiều phương án lấy sáng, lấy thoáng.
  3. Chủ đầu tư chấp nhận được việc sẽ nhìn thấy các chi tiết cơ khí của thang máy khi nhìn qua vách kính của thành hố thang.

 Chủ đầu tư cũng nên cân nhăc về mặt tài chính vì Chi phí xây dựng khung thép và ốp kính sẽ cao hơn so với dựng cột bê tông tường gạch.

Ngoài ra, chủ đầu tư còn xem xét tới vấn đề vệ sinh kính: Vì mặt kính phía trong hố thang khi muốn vệ sinh cần phải có sự hỗ trợ của kỹ thuật công ty thang máy.

Không nên sử dụng thang kính khi:

Với một số công trình do có đặc thù riêng về người sử dụng cũng như thiết kế, cho nên không cần thiết phải dùng loại thang này mà nên xây kín:

  1. Khi diện tích xây dựng rộng, có nhiều mặt thoáng, không cần phải tận dụng hố thang để lấy thoáng.
  2. Gia chủ có người có tiền sử bệnh không phù hợp để sử dụng thang máy kính như bị rối loạn tiền đình, sợ độ cao
  3. Tiết kiệm chi phí xây dựng.
  4. Kiến trúc theo lối cổ điển hay tân cổ điển

thang may o giua thang bo xay tuong kin min

Để có thể đưa ra sựa lựa chọn phù hợp thì bên cạnh việc tham khảo các thông tin trên, Quý khách nên đi tham khảo một vài công trình có thiết kế tương tự với ý định xây dựng của mình để có được cái nhìn chính xác nhất. Quý khách vui lòng với nhân viên tư vấn hoặc số hotline của chúng tôi là 0903232417 để được mời đi xem công trình thực tế.

báo giá
Bảng báo giá tham khảo
Tải bảng báo giá