Hiện nay thang máy có thể dùng cả điện 1 pha hoặc điện 3 pha, mỗi loại có ưu nhược điểm riêng và việc cung cấp nguồn điện đến vị trí nào tùy thuộc vào từng loại thang và thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư dưới sự tư vấn của công ty thang máy.
Nguồn điện chờ để phục vụ cho việc vận hành thang máy sau này được cung cấp đến vị trí đặt máy kéo và tủ điện, đa số các loại thang sẽ là phần phòng máy ở trên đỉnh trên cùng của hố thang, một vài loại thang máy kéo đặt dưới hố PIT thì nguồn điện chờ sẽ được đặt phí dưới.
Nguồn điện thường được đi từ ngoài vào tủ tổng (có thể kéo thẳng từ cột điện lên nóc phòng máy), qua một Aptomat (hoặc cầu dao) để sau này tiện cho việc bật - tắt và reset lại thang, sau đó dây điện nguồn sẽ được đi dọc hộp kỹ thuật để đến vị trí đặt máy, cuối đầu dây nên được đấu vào Aptomat và cho vào hộp điện.
Công suất của Aptomat và thiết diện dây dẫn sẽ tùy thuộc vào từng loại thang, loại tải trọng và công suất máy kéo.
Như đã nói ở trên thì dây điện thang máy nên được đi vào hộp kỹ thuật tòa nhàhoặc dọc theo trục thang máy, lưu ý tránh góc phía cửa thang.
Để đảm bảo an toàn thì dây nên được luồn vào ống gen ruột gà hoặc ống cứng.
Một điểm lưu ý quan trọng là nên đi dây tiếp địa cho thang máy, có hai cách:
Đa số các loại thang máy đều sử dụng điện 3 pha, đặc biệt các thang tải trọng lớn từ 450kg trở lên thì 100% yêu cầu nguồn 3 phase.
Thang máy dùng cho gia đình điện 1 pha sử dụng luôn động cơ một pha có nhược điểm là tốc độ chậm, phù hợp lắp cho nhà 4 tầng trở xuống.
Phương án dùng bộ chuyển đổi: Có nghĩa là chủ đầu tư cung cấp nguồn 1 pha, sau đó phía công ty thang máy bổ sung một biến áp để biến đầu vào 1 pha thành 3 pha trước khi đấu vào máy kéo 3 pha.
Hiện nay, chính sách cho phép hộ gia đình đăng ký điện 3 pha cho sinh hoạt nên Chúng tôi tư vấn cho Quý khách nên dùng thang máy 3 pha là tốt nhất.